In memory of

Dinh Cung Le

May 10, 1935 -  August 29, 2024

My father was a medical doctor practicing both modern western and traditional medicine. He has combined the strength of both medical schools to create injected- acupuncture approach while in Vietnam. During his working life, he has saved many patients' lives. However, my impression about my father was not about his medical career but about his faithful commitment to Buddhism. Every day and every time when I met my father, he always mentioned about how to practice Buddhism and how he followed the Rightous Path ingrained in him since his youth. I feel deeply that he was prepared well to depart his earthly existence on dedicated quest of reaching Nirvana.

Guestbook 

(5 of 15)


Bùi Anh-Dũng (Nephew)

Entered August 31, 2024 from Faido, Ticino, Switzerland

Dũng nhớ khoảng thập niên 60 Cậu về Đà Nẵng chơi là Cậu mướn truyện kiếm hiệp cho đọc ké đã thôi. Sau này mỗi lần gặp lại Cậu là được nghe Cậu giảng Phật Pháp nghe rất sây mê và hứng thú.
Doli met Cậu in NJ and has fond memories of him. We are sorry for your loss and offer our deepest condolences to you and your families.
Doli & Dũng

Huy Anh Bui (Nephew)

Entered September 3, 2024 from San Jose, CA

Cậu tôi,
Hồi xưa, cậu có cái xe Suzuki, mỗi lần ghé nhà chơi, cậu để xe bên cột đèn, có cái ổ khóa chút xíu. Sau 75, ăn trộm Sài Gòn, nổi lên như rạ. Quả nhiên, sau một phút đóng cửa, xe của cậu bị mất, cậu mỡ cửa ra không có một chút gì luyến tiếc, nhìn ổ khoá bị cắt duới đất, cười ha hả, rồi kêu xe xích lô đi về. Con nhìn cách cậu thanh thản, tự tại trong hoàn cảnh đó của cậu làm rúng động con, gần 50 năm rồi con vẫn nhớ. Mất xe, mà không la hoảng, không lính quýnh, nhìn coi có tìm lại được không? Người đời có thể nói cậu ba rơi. Với con, đó là thành tựu. Có mất cũng không sao, đó là tính coi thường vật chất của cậu, tự do trong quan niệm giàu nghèo của cậu. Nói thì dễ, chứ làm không phải dể. Nói không tiếc, nhưng khi mất cũng ít ra dựt mình. Đàng này, cậu hoàn toàn bình thản với sự việc.

Mất xe, cậu mua xe khác, cũng lại để ngoài đường, cái khoá có to hơn. Lần này con phải ngồi trên lầu nhìn xuống coi xe cho cậu. “Cậu không tiếc, thì mình tiếc dùm cậu vậy.” Thấy vậy, cậu đi xuống dắt xe vô nhà. Vì tội đứa cháu chớ cậu cũng chẳng màn chi cái xe, con biết. Bao nhiêu chiếc xe đạp cậu đã mất khi đánh cờ tướng? Đếm không hết. Hôm bữa, con của con học lái xe, nó quẹt cái xe vào bụi cây, làm méo bên hông xe. Con tỉnh bơ, còn cười nữa! Tức cười quá, cái coi nhẹ vật chất của cậu có trong con. Cái an nhiên khi mất xe của cậu 50 năm về trước, sống lại trong con. Con bèn mỉm cười chào cậu.

Hồi xưa me đau lưng đi châm cứu. Cậu kết hợp đông tây, chuyên về thủy châm. Tức dùng thuốc tây châm cứu vào các huyệt. Cậu có phòng mạch chửa bịnh nhưng thật ra là, buổi giảng giáo lý Phật pháp cho các bịnh nhân. Me lên nằm, keo lưng áo, chờ châm cứu. Cậu lấy thuốc vào ống tiêm rồi, mà vẫn huyên thuyên nói chuyện Phật pháp. Mẹ nằm chờ lâu quá không được chích. Bèn nhắc cậu, “cậu chích rồi nói tiếp.” Mình ngồi kế bên mũm mĩm cười, vì bữa nào cũng vậy. Khách có đông hay ít, cậu cũng vậy, khách nghèo giàu dưới cậu cũng vậy, làm cho chị mình hay người dưng nước lã cậu cũng vậy. Không có gì hấp tấp hết, không vội vã, cứ theo nhịp của cậu mà làm.

Sau bao nhiêu năm, học Phật pháp, mới biết cái hành động đó của cậu là bình đẵng chánh trí. Cái không vội vã, hấp tấp đó là pháp môn vô tác, bây giờ và ở đây, đã về đã tới, hiện pháp lạc trú. Không phải dể thực hành trong đời sống hằng ngày. Cái bận rộn hấp tấp, chạy theo cảnh, của mình ăn sâu trong thói quen hằng ngày của mình. Đó là cái nghiệp lớn nhất của mình, truyền từ ông bà mình để lại, không dể gì chuyển hóa. Người ta đi hành thiền, niệm Phật, cũng chỉ để phá cái thoái quen ngàn đời đó. Trong khi đó, cậu sống tự nhiên như vậy. Khi đi vượt biên, mất cái nhà cậu vẫn vậy, vẫn an nhiên. Sáng nay nghe cậu mất, ngồi thiền hướng về cậu. Con mới gặp được cái đã về đã tới của cậu. Vỡ ra cái an lạc trong cuộc sống chính là đạo. Gặp cái “bình thường tâm thì đạo” của cậu, con mừng quá, nó cũng ở trong con. Con bèn mỉm cười chào cậu trong con.

Trước khi con đi Mỹ, cậu nói với con, “hai cậu cháu mình đi nhậu, nói chuyện đời.” Ở với cậu, chớ chưa nhậu với cậu bao giờ. Không biết con ông Ấm Hổ nhậu tới đâu. Thế là chiều, con ghé phòng mạch của cậu ở Lê văn Duyệt, ngã sáu Phù đổng thiên vương. Cậu đóng phòng mạch ngay, đi nhậu liền. Con chở cậu lên chợ Nancy uống rượu đế. Cùng chổ hồi xưa con uống với Cương trước khi đi. Hai cậu cháu nói không thiếu chuyện gì, từ khi ông bà ngoại mất. Mỗi người con gởi một gia đình nuôi dùm. Đến chuyện đánh cờ tướng không cần bàn cờ với ông Thám. Cả bàn cờ trong đầu, đánh không xong, lần sau đánh tiếp. Nhiều chuyện quá, thôi đi uống Café Điện ảnh để kể tiếp. Kể đến chuyện vượt biên, mất nhà, mất cửa. Cậu kể chuyện của cậu, mà cậu kể như chuyện người ta, không luyến tiếc. Kể chỉ muốn cho thằng cháu nó biết chứ không dính mắc chi chuyện đời. Với cậu thì chuyện đó là chuyện thường ở đời. Cái đó mới khó. Đó là bài học ở đời cho con. Đó là hành lý cậu cho con mang theo trên đường du học. Những câu chuyện cậu kể là bài học cho con, cách cậu kể cũng là bài học cho con. Cách không dính mắc là bài học quý nhất của con, và con cố gắng truyền cho con của con, cháu của con như cậu đã truyền cho con vậy.

Chuyện gì với cậu cũng nhỏ, cái quan trọng nhất của cậu, vẫn là chuyện Phật Pháp. Cậu có thể kể không hết chuyện về thầy Tân Quy, thầy Viên Đức. Hồi nhỏ con lên nhà cậu ở đường Petrous Ký, cả tầng lầu phía trên là bàn Phật. Trên kệ chỉ có một cuốn Kinh Kim Cang. Hồi đó, con cỡ 10 tuổi, con hiểu đạo Phật như truyện chưởng, Cửu âm chân kinh. Lúc đó, con nghĩ cậu cũng thuộc hạng cao sĩ võ lâm, như Trương Vô Kỵ vậy. Con có hỏi cậu tu kinh gì ? Cậu nói kinh Kim Cang. Câu kinh nào đắc ý nhất của cậu? cậu nói “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”. Con nhớ vậy nhưng chẳng hiểu gì. Hồi đó hỏi là hy vọng tìm ra cửu âm chân kinh, từ kinh nghiệm luyện chưởng của cậu vậy thôi. Hy vọng ngày nào sẽ vở lẽ ra. 40 năm sau, con nghe thầy Nhất Hạnh giảng câu đó, giựt mình cái đụi, liền nghĩ đến cậu, cái bàn thờ Phật, cuốn kinh nhà cậu, hiện lên. Té ra cậu đã gieo cái hột giống này 40 năm trước trong con. Con cảm ơn cậu.

Hồi xưa nghe ai mất, con có rung động, thấy cuộc đời vô thường quá, sống nay chết mai. Nay nghe thầy Nhất Hạnh mất, cậu mất, con rất ít rung động. Vì con thấy thầy Nhất Hạnh trong con, cậu trong con, đâu có mất gì đâu. Cậu của con, ba của Tánh, ba của Châu, ba của Cương đâu có chỉ là cái thân tứ đại này. Còn thấy cái tướng, thì còn có hư vọng. “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” phải không cậu. Nhìn cậu qua cái không tướng, cái tự tại, cái tự do, cái không bị ràng buộc, cái thư thả, cái an nhiên trong cuộc sống của cậu. Nếu thấy cậu qua những cái đó, thì cái đó đâu có mất, nó còn trong con, trong cháu của cậu.

Như bây giờ, cậu cháu mình đang mỉm cười với nhau vậy. Cậu cháu mình đã gặp nhau trong an lạc

Cậu tôi, tình yêu rất đượm nồng
Yêu đời, yêu đạo, cả non sông
Tình yêu, chan chứa trên hoàn vũ
Yêu khắp, muôn loài lẫn chúng sinh
Hướng về, an nhiên trong cuộc sống
Sẽ gặp, tình cậu trong khối yêu

Cháu của cậu, Bi, August 29, 2025.

Robin Sheryer (Colleague of Tanh Le)

Entered September 3, 2024 from Toronto

Dear Tanh,

My condolences to you and your family. May your father rest in peace.

Sincerely,
Robin

Varunan Asokan (Co-worker)

Entered September 3, 2024 from Toronto

Tanh,
My deepest condolences to you and your family. May his soul rest in peace!

Varunan

Anh-Thu Phan (Niece)

Entered September 3, 2024 from Virginia, USA

Dạ xin thành kính chia buồn cùng Mợ và các anh chị, các cháu!
We will miss you Cậu Cũng! Cầu mong Cậu ra đi thanh tha?n và về cảnh Tây Phương Cực Lạc.
Đại diện Me Ngoc-Anh,
cháu Nana

Photos 

(2 of 2)